4 CÁCH LẬP LUẬN CHO ĐOẠN THÂN BÀI TRONG IELTS WRITING TASK 2 (PHầN 1)

4 CÁCH LẬP LUẬN CHO ĐOẠN THÂN BÀI TRONG IELTS WRITING TASK 2 (Phần 1)
Tu Phuong Danh
Tu Phuong Danh

1,273

  • Learning Tips and Strategies

IELTS Writing Task 2 yêu cầu thí sinh viết một bài nghị luận xã hội về một chủ đề học thuật.


Trước hết, như chúng ta đã biết, một đoạn thân bài cần có:

- Câu chủ đề - Các câu giải thích, lập luận, dẫn chứng chứng minh - Câu kết luận, tổng kết lại ý chính của đoạn (câu này có thể có hoặc không, tùy vào độ dài hoặc mục đích của người viết.)

Trong bài viết này, Pombeebee sẽ chia sẻ với bạn cách triển khai đoạn thân bài phù hợp với tiêu chí chấm thi và mỗi dạng bài. Nắm chắc những cách lập luận sau đây có thể giúp bạn đạt điểm số như mong muốn trong phần thi này.

1/ Lập luận bằng cách đưa thêm thông tin:

- Đây là cách lập luận bằng cách nêu ra những supporting evidence (những dẫn chứng dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm cá nhân của bạn về chủ đề mà bạn muốn nói). Lưu ý, những dẫn chứng này cần cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ cho câu chủ đề.

- Với cách lập luận này, thông thường chúng ta sẽ dùng các từ nối như: Firstly, Secondly, In addtion, Besides, Furthermore, … để liệt kê những dẫn chứng.

- Ví dụ: There are several compelling reasons why children should be encouraged to learn a foreign language in primary school. Firstly, studying a foreign language at a young age enhances cognitive development. Research has shown that learning a second language improves problem-solving skills, memory retention, and critical thinking abilities. Moreover, early exposure to different languages fosters cultural understanding and appreciation. By learning about other cultures through their languages, children develop empathy and open-mindedness, which are essential traits for global citizenship. Additionally, studying a foreign language in primary school lays a strong foundation for future language learning. Children who start early have a better chance of achieving proficiency and fluency in the target language later in life.

Phân tích ví dụ: Trong ví dụ trên, bạn sẽ thấy người viết triển khai đoạn văn của mình bằng cách đưa ra những thông tin, dẫn chứng chứng minh cho luận điểm của mình. Cụ thể, luận điểm của người viết xoay quanh việc giải thích tại sao trẻ em nên được khuyến khích học ngoại ngữ ở trường tiểu học. Để giải thích, người viết nêu ra 3 lý do: - Học ngoại ngữ cải thiện sự phát triển nhận thức bởi nó nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tư duy phản biện. - Tiếp xúc ngôn ngữ sớm giúp trẻ em thấy hiểu và trân trọng văn hóa bởi thông qua việc học ngôn ngữ, trẻ em sẽ thể hiện sự cảm thông hoặc có tư duy mở, điều này giúp các em có thể trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. - Học ngoại ngữ từ nhỏ còn tạo nền móng cho việc học ngôn ngữ trong tương lai vì những em học ngoại ngữ sớm sẽ có khả năng đạt được trình độ thông thạo tốt hơn. 2/ Lập luận bằng cách nêu kết quả hoặc hậu quả có thể xảy ra: - Với cách lập luận này, bạn cần đi sâu vào giải thích ảnh hưởng, kết quả hay hậu quả có thể xảy ra nếu tình huống trong đề bài hoặc trong câu chủ đề xảy ra. - Cách lập luận này khá phức tạp vì nó dựa vào khả năng giải thích một vấn đề phức tạp và đa tầng của bạn. - Thay vì việc liệt kê các lý do như cách lập luận đầu tiên, cách lập luận nêu nguyên nhân kết quả này đòi hỏi bạn thể hiện được một vấn đề có thể dẫn tới những kết quả tốt hoặc xấu như thế nào, giống như hiệu ứng domino vậy. - Trong cách lập luận này, bạn có thể dùng các cụm từ và cấu trúc như: This means that … ; This causes … ; As a result … ; Consequently …. ; If … , … - Ví dụ: The widespread use of technology, particularly digital communication platforms and social media, has had a consequential impact on interpersonal communication skills. Firstly, the decrease in face-to-face interactions caused by the prevalence of screens and digital communication has had a profound effect.

This means that individuals are spending more time engaging with screens and less time engaging in meaningful real-life interactions. As a consequence, individuals may struggle to develop empathy, active listening skills, and the ability to effectively express themselves in personal interactions.

Phân tích ví dụ: trong ví dụ trên, người viết chứng minh ảnh hưởng của công nghệ tới các kỹ năng giao tiếp của cá nhân bằng cách nêu ra thực tế về việc tương tác trực tiếp đã bị giảm do sự xuất hiện của phương thức giao tiếp qua màn hình hoặc giao tiếp kỹ thuật số.

Để giải thích cho luận điểm này, người viết cho rằng mọi người đang dành quá nhiều thời gian tương tác với màn hình và ít thời gian tương tác thực tế, do đó hậu quả là các cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc phát triển sự cảm thông, kỹ năng lắng nghe hay khả năng thể hiện bản thân trong các cuộc đối thoại trực tiếp. Cách lập luận nêu nguyên nhân – kết quả là một cách thức triển khai thân bài hết sức hiệu quả, đặc biệt khi bài viết yêu cầu bạn giải thích tầm ảnh hưởng của một xu hướng hoặc tình huống nào đó.